ĐẶNG HOÀNG PHÁT
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI
ĐẶNG HOÀNG PHÁT
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI
Xưởng uy tín
Chất lượng, giá rẻ
Mẫu đa dạng
Kiểu dáng đẹp

Luật an toàn giao thông đường bộ năm 2021 có gì đáng lưu ý?

16/08/2021
Chấp hành các quy định của luật an toàn giao thông là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi công dân, góp phần vào bảo vệ an toàn tính mạng của bản thân và những người tham gia giao thông. Với những điều luật được ban hành có tính thực tế cao, luật an toàn giao thông đường bộ năm 2021 có nhiều điểm đáng lưu ý mà bạn cần tìm hiểu ngay.

Chấp hành các quy định của luật an toàn giao thông là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi công dân, góp phần vào bảo vệ an toàn tính mạng của bản thân và những người tham gia giao thông. Với những điều luật được ban hành có tính thực tế cao, luật an toàn giao thông đường bộ năm 2021 có nhiều điểm đáng lưu ý mà bạn cần tìm hiểu ngay.

1. Luật giao thông đường bộ là gì?

Luật giao thông đường bộ là tổng hợp những quy định pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong lĩnh vực giao thông đường bộ, Luật giao thông đường bộ quy định về quy tắc giao thông đường bộ; kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ; vận tải đường bộ và quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.

2. Hiệu lực của luật an toàn giao thông đường bộ năm 2021 tính từ khi nào?

Ngày 30/12/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể những toàn bộ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về đường bộ và đường sắt.

Sau khi được ban hành tới toàn dân, Nghị định bắt đầu được tính hiệu lực từ ngày 1/1/2020, thay thế cho Nghị định cũ số 46/2016/NĐ-CP, được Chính phủ ban ngày ngày 26/5/2016.

Trong số các quy luật về xử phạt đường bộ mới nhất 2021, nổi bật là nội dung xử phạt người điều khiển phương tiện vi phạm nồng độ cồn theo quy định. Đây được coi là điều luật bổ trợ cho Luật Phòng, chống tác hại từ bia rượu (2009).

3. Một số nội dung nổi bật của luật an toàn giao thông đường bộ sửa đổi cần chú ý

Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tai nạn giao thông chủ yếu do uống rượu, bia điều khiển phương tiện, chạy quá tốc độ quy định, lấn làn, lấn luồng, không chấp hành… Để hạn chế số vụ tai nạn giao thông và nâng cao ý thức của người tham gia giao thông thì luật an toàn giao thông đường bộ năm 2021 đã có những điều khoản sửa đổi sát thực tế, tăng nặng hình phạt. Cụ thể:

 3.1 Xử phạt trong trường hợp thiết bị kỹ thuật phát hiện sai phạm

Bên cạnh việc phát hiện sai phạm trực tiếp bởi lực lượng CSGT, các hành vi còn được phát hiện qua các thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, nằm trong phạm vi điều chỉnh của Chính phủ.

Đối với các trường hợp sai phạm, chủ phương tiện phải tự giác giải trình về hành vi vi phạm, hợp tác với lực lượng chức năng. Trong trường hợp người điều khiển không thể giải trình hoặc chứng minh về hành vi vi phạm thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Nghị định số 100 bổ sung thêm các quy định trong việc sử dụng hình ảnh, xác thực thông tin từ việc ghi âm, hiển thị đối với các hoạt động vi phạm theo luật an toàn giao thông đường bộ mới nhất 2021.

3.2 Xử phạt nặng khi phát hiện nồng độ cồn khi lái xe

Đạo luật 100 đưa ra mức xử phạt cao nhất khi phát hiện chủ thể tham gia giao thông có nồng độ cồn trong người khi lái xe.

Cụ thể:

  • Đối với người điều khiển ô tô, nếu phát hiện có nồng độ cồn trong người sẽ chịu mức phạt từ 30 – 40 triệu đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (22 – 24 tháng).
  • Đối với người đi xe máy, mức phạt từ 6 – 8 triệu đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (22- 24 tháng).
  • Đối với xe đạp hoặc xe điện máy, mức phạt từ 400 – 600.000 đồng.

Ngoài ra, Nghị định 100 còn kiểm soát và siết chặt đối với các hành vi gây mất an toàn khác như: Đi sai làn đường quy định, chạy lấn làn đường, lùi xe trên đường cao tốc, chạy vượt quá tốc độ, phóng nhanh vượt ẩu, đi ngược chiều,…

Các mức xử phạt gay gắt kết hợp với việc nhắm tới các hành vi gây mất an toàn mang theo những kỳ vọng của Chính phủ trong việc giảm tỷ lệ tai nạn giao thông hàng năm.

3.3 Hình phạt đối với người uống rượu bia khi đi xe đạp

Đây có lẽ là quy định mức xử phạt mới nhất trong bộ luật giao thông đường bộ năm 2021. Nội dung quy định đạt được phần lớn sự đồng thuận, khắc phục tình trạng đi xe đạp trong tình trạng say xỉn gây nguy hiểm cho các phương tiện trên đường, phổ biến ở một số khu vực vùng nông thôn.

Bộ luật Giao thông đường bộ được ban hành và có hiệu lực năm 2008 cho phép người điều khiển phương tiện được lái xe ở một mức độ cồn cho phép.

Ví dụ: Với người điều khiển xe máy, nồng độ cồn <50mg/100ml máy hoặc 0.25mg/l xăng được phép chấp nhận.

Bắt đầu từ ngày 01/01/2021, các quy định hạn chế rượu bia, chấp nhận nồng độ cồn nhất định trong người khi tham gia phương tiện giao thông sẽ bị xóa bỏ, thay vào đó là việc cấm hoàn toàn bia rượu, không có trường hợp ngoại lệ.

3.4 Đưa vào chương trình quản lý kiểm định phần cảnh báo phương tiện

Việc kiểm định xe tại cơ quan đăng kiểm và việc cấp giấy chứng nhận kiểm định sẽ được thực thi theo quy định của pháp luật hiện hành, giá trị của giấy chứng nhận kéo dài trong 15 ngày.

Đối với các loại giấy phép lái xe còn hiệu lực bị thu hồi do chủ phương tiện vi phạm nồng độ cồn, Nghị định 100 có đưa thêm quy định về việc không gia hạn hay cấp đổi với đối tượng cá nhân, tổ chức bị tước quyền sử dụng. Trên thực tế, các chứng chỉ hành nghề và giấy phép là tiền đề nổi bật tính nghiêm minh của pháp luật.

3.5 Sửa lại một số quy định về đèn vàng

Luật an toàn giao thông đường bộ mới nhất 2021 có điều chỉnh lại các nội dung, quy định về đèn vàng.

Trong điều 10, khoản 3 của bộ Luật mới, đèn tín hiệu giao thông được mặc định bao gồm: Đèn xanh, đèn đỏ, đèn vàng, trong đó đèn đỏ bắt buộc các phương tiện phải dừng, đèn xanh cho phép di chuyển, đèn vàng đi chậm lại và dừng lại trước vạch.

Chú ý: Nhường đường cho người đi bộ, đặc biệt là ở những khu vực chỉ có cột đèn vàng, lúc này người điều khiển phương tiện cần chú ý đi chậm lại để nhường phần đường.

3.6 Vi phạm tốc độ đề xuất tăng mức xử phạt lên tới 20 triệu đồng

Trong bộ luật an toàn giao thông đường bộ mới nhất 2021, mức xử phạt đối với hành vi vi phạm tốc độ được đề xuất tăng lên tới 20 triệu đồng.

Cụ thể, theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP và Nghị định số 46/2016 / NĐ-CP cũ, mức xử phạt tối thiểu từ 600.000 – 800.000 đồng lên 2 – 3 triệu đồng, kết hợp tước giấy phép lái xe từ 2 – 3 tháng.

Mức phạt mới:

  • Mức phạt tối thiểu: 800.000 – 1000.00 đồng, tối đa từ 10 – 20 triệu đồng, thời gian tước giấy phép lái xe tăng dựa vào mức độ vi phạm.
  • Nếu chạy quá tốc độ >10km/h hoặc >35km/h thì thời gian tước bằng có thể lên tới 10 – 12 tháng.

3.7 Bổ sung mức phạt cho trường hợp xe đi lùi trên cao tốc

Quy định mới bổ sung hình phạt dành cho trường hợp xe đi lùi trên cao tốc, tiềm ẩn tai nạn liên hoàn có thể bị phạt tiền từ 16 – 18 triệu đồng. Trong khi đó, Nghị định 46 cũ chỉ có mức hình phạt đối với trường hợp xe chạy ngược chiều trên đường cao tốc.

3.8 Xe đi vào làn thu phí mà không đáp ứng đủ điều kiện sẽ chịu thêm một số mức phạt

Theo nội dung của Bộ Luật cũ, chưa có quy định xử phạt nào đối với trường hợp xe đi vào làn thu phí tự động không đủ điện kiện thu phí. Tuy nhiên, với bộ luật an toàn giao thông đường bộ mới nhất, các xe phạm lỗi có thể bị phạt lên tới 2 triệu đồng.

Trên đây là luật an toàn giao thông với những quy định bổ sung cho đường bộ mà bạn phải cập nhật ngay để khi lưu thông trên đường tuân thủ đúng quy định, bảo vệ an toàn cho bản thân mình, tránh bị phạt. 

 


Bài liên quan

Chat Zalo

0976 619 616

Tìm kiếm sản phẩm
×